Category Archives: Dreamland Japan

Dreamland Manga – Quyền tự do ngôn luận vs. Những quy định

Quyền tự do ngôn luận vs. Những quy định
Đấu tranh của PTA

Vì có những phản biện như vậy dành cho manga nên một vài chỉ trích mạnh mẽ cũng được ỉm đi. Có lẽ vì ban đầu manga là một loại giải trí dành cho trẻ em rồi mới bùng nổ thành một loại hình chính thống, đại chúng cho toàn bộ người dân vào thời hậu chiến, nên ranh giới giữa những tác phẩm người lớn và trẻ em của nó ít được định hình hơn so với những loại hình khác. Ví dụ, có một đặc điểm chắc chắn ở manga Nhật, đó là có thể thấy cả học sinh tiểu học lẫn nhân viên công sở ở độ tuổi ba mươi cùng đọc trên tàu điện ngầm một quyển Shounen Jump (Cú nhảy thiếu niên) ra hàng tuần, tuy rằng cuốn tạp chí này cơ bản dành cho nam giới ở độ tuổi trung học. Nếu một người vin vào lý do người lớn có quyền đọc bất cứ những gì họ chọn lựa còn trẻ em thì không, thì từ vùng ranh giới này đã nổi lên một vài dòng truyện thực sự gây náo động, một vài trong số đó đã vượt quá tầm tất cả các manga khác.

Đọc tiếp

Dreamland Japan – Manga có nguy hiểm không?

Manga có nguy hiểm không?
Một câu hỏi thường gặp

Những người Mỹ từng đến Nhật Bản hay hỏi mãi một câu về manga: Tại sao manga lại bạo lực và khiêu dâm như thế? Đây là một câu hỏi nặng nề, vì nó quy kết rằng tất cả manga đều bạo lực và khiêu dâm. Không có gì sai lầm hơn thế. Tuy nhiên, khi tôi cố trả lời câu hỏi này, tôi thường thấy mình ở một tình thế không mấy thoải mái vì phải liều mình bảo vệ cho manga trong khi lại để bản thân xa rời những thứ vượt quá giới hạn của một loại hình mang tính mở rộng. Vì hiểu rằng góc nhìn văn hóa của người đặt câu hỏi có thể hạn chế khả năng thấu hiểu của họ, tôi đáp như sau:

Đọc tiếp

Dreamland Japan – Otaku (2)

Otaku
Sự cuồng manga

Nếu không có vụ Miyazaki vào cuối thập niên 1980, otaku có thể chỉ trở thành một biến thể của từ mania. Nó có thể chỉ tương tự như “fanboy”, một từ xấu xí thường được nghe thấy ở các cuộc tụ tập của truyền thông đại chúng Mỹ, từ này hàm nghĩa một người nam chưa trưởng thành về mặt cảm xúc bị sở thích của mình ám ảnh thái quá – loại người gào lên phản đối khi một nhà xuất bản đổi màu cái khóa thắt lưng của siêu anh hùng anh ta yêu thích. Nói đơn giản, từ này có thể tương tự như “nghiện máy tính” hay “mọt sách”. Tệ hơn nữa, nó có thể là một trong một dãy dài những cụm từ xúc phạm (như shinjinrui, hay “con người mới”) mà truyền thông Nhật đôi lúc dùng để chế nhạo thế hệ trẻ thực dụng và bất lực.

Đọc tiếp

Dreamland Japan – Otaku (1)

Otaku
Những fan danh dự

Tôi không khỏi chép miệng khi thấy từ otaku viết bằng tiếng Nhật mà không có một dòng chú thích tiếng Anh nào trên bìa ấn bản ra mắt của tạp chí Wired vào năm 1993. Tiếng Anh đã du nhập nhiều từ tiếng Nhật trong những năm gần đây. “Manga” và “anime” đang từ từ len lỏi vào từ vựng của người Mỹ bình thường. Nhưng cái từ otaku có vẻ như sắp tham gia vào hàng ngũ những từ được coi là nhập khẩu kia lại có một cái nền phức tạp hơn nhiều.

Đọc tiếp

Dreamland Japan – Thế giới Doujinshi (2)

Thế giới Doujinshi
Komiketto

Nguyên bản của tất cả ngày hội manga ở Nhật không phải là Super Comic City, mà là một sự kiện với cái tên tầm thường “Komike” hay “Komiketto”, viết tắt của “Comic Market”. Được tổ chức hai lần một năm ở Tokyo vào tháng Mười hai và tháng Tám, Komiketto là một sự kiện phi lợi nhuận được người hâm mộ tổ chức vì người hâm mộ. Không giống Super Comic City, vốn được dựng lên vào giữa thập niên 1980, tập trung mạnh vào những người hâm mộ nữ của dòng truyện ya-o-i, Komiketto được tổ chức khoảng từ tháng Mười Hai năm 1975 và có khoảng 40 phần trăm người tham dự là nam.

Đọc tiếp